Phụ âm cuối tiếng Thái- Phụ âm cuối m

Phụ âm cuối tiếng Thái: Cách phát âm phụ âm cuối m

Quynh nguyen

Phụ âm cuối tiếng Thái là kiến thức quan trọng giúp người học phát âm chuẩn và tránh những hiểu lầm khi giao tiếp. Trong loạt bài về phụ âm cuối, phần thứ hai này sẽ tập trung vào âm “m”, một âm quen thuộc nhưng vẫn thường bị người học tiếng Thái phát âm sai do khác biệt nhỏ với tiếng Việt. Cùng Tiếng Thái Vui Vẻ khám phá nguyên tắc phát âm và các ví dụ thực tế để bạn tự tin hơn khi luyện nói tiếng Thái.

I. Phụ âm cuối tiếng Thái: Nhóm âm “m” và cách nhận diện

Trong hệ thống phụ âm cuối tiếng Thái, âm /m/ thuộc nhóm “แม่ กม” (Me^-côm). Đây là nhóm đơn giản vì chỉ có 2 chữ đảm nhiệm âm này khi đứng ở cuối vần đó là ม (Mo:-má) và มิ (Mí) .

Tuy nhiên, đối với มิ thường ít xuất hiện hơn, chỉ sử dụng trong một số từ như: ภูมิใจ อุณหภูมิ สุวรรณภูมิ…

Sau khi nhận diện được nhóm phụ âm cuối “m” thuộc “แม่กม” (Me^-côm), hãy cùng Tiếng Thái Vui Vẻ tìm hiểu nguyên tắc phát âm âm ở phần tiếp theo nhé.

Nhóm phụ âm cuối m trong tiếng Thái

II. Quy tắc phát âm phụ âm cuối tiếng Thái với phụ âm cuối m

Tương tự như khi phát âm phụ âm cuối n trong tiếng Thái, có 2 yếu tố quan trọng khi ghép phụ âm cuối m:

1. Các nhóm phụ âm:

- Phụ âm trung và phụ âm thấp khi kết hợp với phụ âm cuối m sẽ đọc thành thanh ngang.

- Phụ âm cao khi kết hợp với phụ âm cuối m sẽ đọc thành thanh hỏi.

2. Nguyên âm:

- Nguyên âm ngắn: Đọc bình thường như Tiếng Việt.

- Nguyên âm dài: Đọc bình kéo dài.

Quy tắc phát âm phụ âm cuối m trong tiếng Thái

III. Ví dụ minh họa về phát âm phụ âm cuối M trong tiếng Thái

Dưới đây là quy tắc tổng kết và ví dụ minh họa để bạn luyện tập khi phát âm phụ âm cuối m trong tiếng Thái.

1. Quy tắc 1: Phụ âm trung và phụ âm thấp + Nguyên âm + แม่ กม

→ Sẽ đọc thành thanh ngang (không dấu)

a. Ví dụ 1: Từ ตาม - Theo

- Ghép 2 phụ âm: ต + า + ม → ตาม

- Cách đọc tiếng Thái: ตอ + อา + มอ → ตาม

- Cách đọc phiên âm Việt: To + a: + mo → Ta:m

- Cách ghép Tiếng Việt: T + a: + m → Ta:m

b. Ví dụ 2: Từ ลืม - Quên

- Ghép 2 phụ âm: ล +   ื + ม → ลืม

- Cách đọc tiếng Thái: ลอ + อื + มอ → ลืม

- Cách đọc phiên âm Việt:  Lo + ư: + mo → Lưːm

- Cách ghép Tiếng Việt: L + ư: + m → Lư:m

c. Ví dụ 3: Từ โคม - Đèn lồng

- Ghép 2 phụ âm: ค + โ + ม → โคม

- Cách đọc tiếng Thái: คอ + โอ + มอ → โคม

- Cách đọc phiên âm Việt: Kho + Ôː + mo → KhÔːm

- Cách ghép Tiếng Việt: Kh + ô: + m → Khô:m

2. Quy tắc 2: Phụ âm cao + Nguyên âm + แม่ กม

→ Sẽ đọc thành dấu hỏi

a. Ví dụ 1: Từ สาม - Số 3

- Ghép 2 phụ âm: ส + า + ม → สาม

- Cách đọc tiếng Thái: สอ + อา + มอ → สาม

- Cách đọc phiên âm Việt: Xỏ + a: + mo → Xả:m

- Cách ghép Tiếng Việt: X + a: + m → Xả:m

Phụ âm cuối tiếng Thái với nhóm âm “m” khá dễ nhận diện và có ít chữ cần ghi nhớ. Tuy nhiên, để phát âm đúng, người học cần nắm chắc quy tắc phát âm. Trong phần tiếp theo, Tiếng Thái Vui Vẻ sẽ giới thiệu các nhóm phụ âm cuối khác phức tạp hơn trong tiếng Thái. Hãy theo dõi blog của Tiếng Thái Vui Vẻ để cập nhật các bài học mới nhất nhé!

Xem thêm:

- Học tiếng Thái bao lâu thì giao tiếp được? Gợi ý lộ trình và cách học hiệu quả- Phụ âm cuối trong tiếng Thái: Phụ âm cuối n
Kiến thức học tập