Lộ trình học tiếng Thái cho người mới bắt đầu chi tiết
Học tiếng Thái cho người mới bắt đầu đòi hỏi một kế hoạch học tập chi tiết để dễ dàng đi từ những bước cơ bản đến nâng cao. Dưới đây là lộ trình tự học tiếng Thái cụ thể, giúp bạn tập trung vào những kỹ năng cần thiết, học đúng thứ tự và duy trì động lực trong suốt quá trình học. Cùng Tiếng Thái Vui Vẻ khám phá ngay nhé!
Lộ trình học tiếng Thái cho người mới bắt đầu
Lộ trình tự học tiếng Thái cho người mới bắt đầu được chia thành 2 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn tập trung vào những kỹ năng quan trọng giúp bạn tiến bộ từng bước:
- Giai đoạn 1: Làm quen với tiếng Thái (1-3 tháng)
- Giai đoạn 2: Xây dựng nền tảng vững chắc (3-6 tháng)
Giai đoạn 1: Làm quen với tiếng Thái
Giai đoạn này là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho quá trình học tiếng Thái. Bạn sẽ mất khoảng từ 1 - 3 tháng để làm quen với tiếng Thái, tùy vào thời gian sắp xếp học tập của mỗi người.
Học bảng chữ cái tiếng Thái
Bảng chữ cái tiếng Thái gồm 44 phụ âm và 32 nguyên âm. Học bảng chữ cái là nền tảng căn bản khi bạn tìm hiểu về bất kỳ ngôn ngữ nào, tiếng Thái cũng vậy. Bạn nên học từ cách phát âm cho đến cách viết bảng chữ cái tiếng Thái thật chuẩn xác.
Phát âm chuẩn xác sẽ giúp bạn biết cách đọc từ mới và nghe nói tiếng Thái dễ dàng sau này. Biết viết chữ cái tiếng Thái thành thạo giúp bạn dễ dàng nhận biết mặt chữ, nhận biết từ trong câu tiếng Thái để hiểu nghĩa.
Đây cũng là lý do vì sao nhiều bạn thấy tiếng Thái viết dính sát vào nhau mà vẫn có thể đọc và hiểu được. Tất cả đều có nguyên tắc cụ thể về cách đọc, viết bảng chữ cái tiếng Thái. Bạn có thể tham khảo chuỗi video hướng dẫn cách phát âm và viết bảng chữ cái tiếng Thái chi tiết, chuẩn xác của Tiếng Thái Vui Vẻ tại đây.
Luyện phát âm và ngữ điệu tiếng Thái
Tiếng Thái là một ngôn ngữ có thanh điệu, và các thanh điệu này được hình thành bởi hệ thống dấu thanh đặc trưng. Tương tự như tiếng Việt có 6 thanh điệu được biểu thị qua các dấu như huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và không dấu, tiếng Thái cũng sử dụng các dấu để tạo nên ngữ điệu đặc thù. Một từ có cùng phụ âm và nguyên âm nhưng mang các dấu thanh khác nhau sẽ mang ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Ví dụ:
- มา (ma) = đến
- ม้า (má) = con ngựa
- หมา (mả) = con chó
Ghi âm lại giọng đọc của mình và so sánh với người bản xứ để cải thiện.
Trong tiếng Việt, chúng ta có 6 thanh điệu với 5 dấu cụ thể gồm huyền (`), sắc (‘), hỏi (?), ngã (~), nặng (.), và thanh ngang không dấu. Tương tự, tiếng Thái cũng có 5 thanh điệu nhưng chỉ sử dụng 4 dấu chính để biểu thị:
- Thanh thấp (ม้ายเอก - ่): Tương tự thanh huyền trong tiếng Việt.
- Thanh cao (ม้ายตรี - ๊): Giống với thanh sắc trong tiếng Việt.
- Thanh luyến xuống (ม้ายจัตวา - ๋): Tương đương thanh hỏi của tiếng Việt.
- Thanh ngang (ไม่มีเครื่องหมาย): Giống thanh bằng trong tiếng Việt.
- Thanh luyến lên (ม้ายโท - ้): Đây là thanh độc đáo của tiếng Thái mà tiếng Việt không có. Thanh này có bậc âm cao hơn thanh cao, đồng thời xuống giọng ở cuối từ, tạo nên âm sắc uyển chuyển và độc đáo.
Thanh luyến lên (ม้ายโท - ้) là nét đặc trưng trong tiếng Thái mà tiếng Việt không có. Nó tạo ra sự mềm mại và linh hoạt trong phát âm, đồng thời thể hiện rõ nét đặc sắc của ngôn ngữ này. Tuy nhiên, tiếng Thái lại thiếu thanh nặng, điều này đôi khi gây khó khăn cho người Thái khi họ học tiếng Việt, bởi thanh nặng trong tiếng Việt đòi hỏi sự nhấn mạnh và cách phát âm đặc biệt mà tiếng Thái không quen thuộc.
Học từ vựng giao tiếp cơ bản
Trong quá trình luyện phát âm, luyện viết bảng chữ cái tiếng Thái, hãy bắt đầu làm quen với các từ và cụm từ thường dùng như:
- Xin chào: สวัสดี
- Cảm ơn: ขอบคุณ
- Tạm biệt: ลาก่อน
Hay tập đặt câu đơn giản từ những gì bạn học:
- Tôi tên là… = ฉันชื่อ…
- Tôi thích Thái Lan. = ฉันชอบประเทศไทย
Giai đoạn 2: Xây dựng nền tảng vững chắc (1 - 3 Tháng)
Sau khi làm quen với phát âm và từ vựng cơ bản, đây là lúc bạn bắt đầu học sâu hơn.
Học từ vựng theo chủ đề
Học từ vựng theo các chủ đề quen thuộc giúp bạn dễ dàng sử dụng trong thực tế. Học 10 - 15 từ mỗi ngày, ôn lại từ cũ thường xuyên và đừng quên ghi chép từ mới vào sổ tay và dùng chúng trong các câu hội thoại hàng ngày.
Học ngữ pháp cơ bản
Tiếng Thái không chia thì như tiếng Anh, nhưng bạn cần nắm các cấu trúc câu cơ bản của ngôn ngữ này. Ví dụ như:
- Câu khẳng định: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ
ฉันกินข้าว: Tôi ăn cơm.
- Câu hỏi: Thêm từ nghi vấn vào cuối câu hoặc đảo từ nghi vấn lên đầu.
คุณชอบอะไร: Bạn thích gì?
Luyện nghe và giao tiếp
Nếu phát âm chuẩn xác bảng chữ cái ngay từ đầu thì việc luyện và giao tiếp về sau sẽ càng dễ dàng cho bạn. Ở giai đoạn này, bạn có thể luyện nghe qua:
- Xem video hoặc phim có phụ đề tiếng Thái, lắng nghe cách phát âm.
- Nghe podcast hoặc các đoạn hội thoại ngắn và cố gắng lặp lại.
Về luyện giao tiếp, bạn có thể tải thêm các app học tiếng Thái miễn phí về để luyện hàng ngày như: App Ling, app Học giao tiếp tiếng Thái,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm các video trên youtube về thực hành giao tiếp qua các chủ đề như giới thiệu bản thân, hỏi đường, hoặc hỏi giá để luyện tập hàng ngày.
Khóa học tiếng Thái căn bản online 1-1 qua website cho người mới bắt đầu
Ngoài lộ trình tự học tiếng Thái cho người mới bắt đầu ở trên, bạn có thể tham khảo thêm khóa học tiếng Thái căn bản online 1-1 qua website của Tiếng Thái Vui Vẻ. Phương pháp học của khóa học sẽ gồm 3 phần:
- Học lý thuyết qua video cô Duyên quay sẵn giúp học viên chủ động thời gian học. Nội dung trong video được thiết kế khoa học đảm bảo học vui nhộn, dễ tiếp thu.
- Sau mỗi bài lý thuyết sẽ thực hành nói, phát âm và viết. Cô Duyên trực tiếp chữa hết toàn bộ các phần thực hành. Nếu học viên sai, cô Duyên sẽ yêu cầu làm lại đến khi đạt chất lượng.
- Học viên cần thực hiện bài kiểm tra năng lực đầu ra trực tiếp cùng cô Duyên. Nếu đạt chất lượng sẽ được cấp chứng chỉ tiếng Thái do Tiếng Thái Vui Vẻ cấp.
Lộ trình học của khóa học cũng rất bài bản và chi tiết gồm 6 phần:
1. Học chữ cái.
2. Học đọc từ - chữ theo quy tắc.
3. Học đọc từ - chữ bất quy tắc.
4. Học ghép từ - ghép câu.
5. Học giao tiếp cơ bản.
6. Luyện giao tiếp cơ bản.
Một điểm khác biệt nữa của khóa học này đó chính là phần lý thuyết đã được cô Duyên chắt lọc và cô đọng lại. Do đó, bạn không cần học lan man, dàn trải hay phải mất thêm chi phí cho những khóa học cơ bản khác.
Phần giá trị nhất của khóa học đó chính là học viên được thực hành nói, đọc, viết, luyện phát âm sau mỗi buổi học và được cô Duyên quay video trực tiếp chữa bài cho từng bạn trong group học tập. Nhờ vậy mà dù là khóa học online qua website nhưng thực chất học viên như được học 1-1 và được tương tác với học viên liên tục, đảm bảo chất lượng học tập hiệu quả.
Kết quả sau 30 buổi học của khóa tiếng Thái căn bản này là bạn sẽ phát âm chuẩn xác mọi từ mới mà không cần biết nghĩa, giao tiếp cơ bản thành thạo và có nền tảng vững chắc để tự học lên tiếng Thái dễ dàng.
Học tiếng Thái không khó nếu bạn có một lộ trình tự học tiếng Thái cho người mới bắt đầu phù hợp và phương pháp học tập hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm về việc học tiếng Thái hãy liên hệ với Tiếng Thái Vui Vẻ để được cô Duyên hỗ trợ nhé!
Xem thêm:
- Học bảng chữ cái tiếng Thái: Bí quyết và phương pháp học hiệu quả - Cách đếm từ 1 đến 10 tiếng Thái: Cách viết, phát âm chi tiếtTin tức Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.